Monthly Archives: February 2018

 
 

Trang Tưởng Nhớ Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông – Feb 28, 2018

Hoàng Lan Chi

 

TRANG TƯỞNG NHỚ NHẠC SĨ NGUYỄN VĂN ĐÔNG

 

Gồm có: Bài viết, Các youtube (Đám tang, Các CT của Thúy Nga, các TT hay Đài Khác, Tân Cổ Giao Duyên, Vài sáng tác mới của Nguyễn Văn Đông, Cố Ca Sĩ Quỳnh Giao nói về Nguyễn Văn Đông, Những Bài Viết Cũ về Nguyễn Văn Đông

 

BÀI VIẾT

 

 

CÁC YOUTUBE

ĐÁM TANG

3) Giã Biệt người lính Nguyễn Văn Đông- March 2, 2018:

2) Lễ Động Quan nhạc sỹ Nguyễn Văn Đông:

https://www.youtube.com/watch?v=1OzEuqEHPS4

1) Nhập quan:

https://youtu.be/MV0v_-Q3dPU

TT THÚY NGA: live stream và youtube

Marie Tô -Như Quỳnh- Ý Lan nói về CT tưởng nhớ Nguyễn Văn Đông -April 6, 2018

– Live stream Thúy Nga- Thanh Tuyền tưởng nhớ Nguyễn Văn Đông

https://youtu.be/qjFyECjNU68

– Thúy Nga- Những tình khúc bất hủ Nguyễn Văn Đông –vol 1

https://youtu.be/1wtIsFul0Ig

– Thúy Nga- Những tình khúc bất hủ Nguyễn Văn Đông –vol 2

https://youtu.be/K36I6k6GXv4

– Thúy Nga- Những tình khúc bất hủ Nguyễn Văn Đông –vol 3

https://youtu.be/718d_rrMbgo

 

CÁC TRUNG TÂM , ĐÀI KHÁC

Ca Sĩ Tâm Đoan với chương trình live stream tưởng nhớ nhạc sĩ Ng uyễn Văn Đông- March 3, 2018

– Viet-Tv -Binh nghiệp và nhạc nghiệp của Nguyễn Văn Đông

https://youtu.be/EB2eOTxkhNM

-VBSTV-nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông

https://youtu.be/b53VKgQjQxw

-Phương Dung-Giao Linh tưởng nhớ Nguyễn Văn Đông
https://youtu.be/CCU01gDtW-o

 

CÁC SÁNG TÁC MỚI CỦA NGUYỄN VĂN ĐÔNG

https://youtu.be/B9pCIzX7Fos

 

TÂN CỔ GIAO DUYÊN

Thanh Nga- Minh Phụng với Khi Đã Yêu:

http://hoanglanchi.com/hoanglanchi/dao/ThanhNgaMinhPhung-KhiDaYeu.mp3

Mộng Tuyền với Mùa Sao Sáng:

http://hoanglanchi.com/hoanglanchi/dao/MongTuyen-MuaSaoSang.mp3

 

Ca sĩ Quỳnh Giao – Câu Chuyện văn nghệ- Nói về Nguyễn Văn Đông:

https://youtu.be/1U_X8UnpJ7w

 

NHỮNG BÀI VIẾT CŨ VỀ NGUYỄN VĂN ĐÔNG

 

 

HOÀNG LAN CHI

4/2018

 

Categories: Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông | Leave a comment

Live stream Thanh Tuyền tưởng nhớ Nguyễn Văn Đông -Thúy N ga ( Những tình khúc bất hủ Nguyễn Văn Đông ) Feb 28, 2018

1) Live stream Thúy Nga- Thanh Tuyền tưởng nhớ Nguyễn Văn Đông

https://youtu.be/qjFyECjNU68

2) Thúy Nga- Những tình khúc bất hủ Nguyễn Văn Đông –vol 1

https://youtu.be/1wtIsFul0Ig

Những Tình Khúc Bất Hủ Nguyễn Văn Đông – Vol. 1

1. LK Chiều Mưa Biên Giới & Mấy Dặm Sơn Khê – Mai Thiên Vân & Thanh Tuyền Paris By Night 96 – Nhạc Yêu Cầu 2

2. Hải Ngoại Thương Ca – Lệ Thu 7:15 Paris By Night 77 – 30 Năm Viễn Xứ

3. Nhớ Một Chiều Xuân – Trần Thái Hòa 12:00 Paris By Night 80 – Tết Khắp Mọi Nhà

4. Thầm Kín – Như Quỳnh & Mạnh Đình 16:01 Paris By Night 61 – Sân Khấu Cuộc Đời

5. Về Mái Nhà Xưa – Lưu Bích 20:23 Paris By Night 49 – Chúng Ta Đi Mang Theo Quê Hương

6. Mùa Sao Sáng – Don Hồ 25:01 Gloria 2 – Để Chúa Đến

3) Thúy Nga- Những tình khúc bất hủ Nguyễn Văn Đông –vol 2

https://youtu.be/K36I6k6GXv4

1. Sắc Hoa Màu Nhớ – Như Quỳnh & Thế Sơn Paris By Night 58 – Những Sắc Màu Trong Kỷ Niệm

2. LK Tiễn Đưa (Song Ngọc) & Vè Mái Nhà Xưa – Thanh Tuyền & Khánh Ly 4:59 Paris By Night 100 3. Phiên Gác Đêm Xuân – Thế Sơn 11:02 Paris By Night 76 – Xuân Tha Hương

4. Khi Đã Yêu – Hoàng Lan 15:37 Paris By Night 45 – Vào Hạ

5. Màu Xanh Noel – Như Ý 19:43 Gloria 3 – Hoan Ca Maria

Categories: Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông | 1 Comment

Nguyễn T Bích Hậu- Thương tiếc Ns Nguyễn Văn Đông – Feb 26, 2018

Nguyễn Thị Bích Hậu

Yesterday at 2:40pm ·

Trên FB tràn ngập hình ảnh và những lời thương tiếc nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông. Tất cả cho thấy ông được yêu quý như thế nào. Cho dù từ hơn 40 năm nay, ông sống trong im lặng. Những người yêu nhạc thì cứ nghe nhạc của ông. Nhưng vì ông không xuất hiện trong bất cứ một chương trình ca nhạc nào trong nước và báo chí cũng không thấy đưa tin tức gì về ông cả nên không phải ai cũng biết ông giờ ra sao.

Sau 10 năm đi tù cải tạo, ông trở về căn nhà nhỏ ở trên đường Nguyễn Trọng Tuyển, SG. Nhà có cửa hàng mang tên Nhiên Hương mà vợ ông đứng bán bánh mì, thịt nguội, sữa tươi… Y chang như những cửa hàng nhỏ mà ta có thể tìm thấy khắp Sài Gòn. Đó là sinh kế của gia đình nhạc sĩ.

Người như nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông hoàn toàn có thể đi Mỹ theo diện HO, song ông đã chọn ở lại. Ông là một trong số không nhiều người, có thể vì hoàn cảnh riêng, vì lý do sức khỏe mà chọn ở lại, nhưng có thể sâu xa hơn, ông chấp nhận sống cùng vận nước nổi trôi.

Chưa nghe thấy tai tiếng về ông bao giờ. Những người biết ông thì đều kính trọng ông vì tài và đức. Và điều mà ông chắc chắn làm nhiều người phải suy nghĩ, đó là nhân cách của một người ở vị trí công hầu khanh tướng như ông khi mất mát tất cả , trở lại với đời thường.

Và có lẽ vì nhân cách của ông nên ông được cũng rất nhiều sau mọi gian khổ. Ông được một người vợ là bà Nguyệt Thu chung thủy chờ đợi 10 năm đằng đẵng và sau đó tận tình chia sẻ, chăm sóc ông cho tới khi ông lìa đời. Cái chết cũng tới với ông rất nhẹ nhàng, không đau đớn dằn vặt. Và cho dù ông bà không có con cháu theo thông tin trên báo Người Việt nhưng gia đình ca sĩ Giao Linh, người học trò của ông kể từ 1965 đã đứng ra lo hậu sự cùng gia đình ông. Suốt nhiều năm nay, ca sĩ Giao Linh luôn giữ mối quan hệ lâu bền và trân trọng người thày của mình.

“Lòng trần còn tơ vương khanh tướng, thì đường trần mưa bay gió cuốn còn nhiều anh ơi” là câu kết trong bài Chiều mưa biên giới của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông. Câu ca đó đã vận cả vào đời ông. Nhưng cuối cùng, ông đã ra đi nhẹ nhàng và thanh thản, để lại muôn vàn lời ca hay, những bản nhạc tha thiết dịu dàng. Và ông cũng để lại cho hậu thế một nhân cách sống thật đẹp.

Vô cùng thương tiếc nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông.

Categories: Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông | 1 Comment

Vũ Khanh-Chút Lòng Tưởng Nhớ- Feb 28, 2018

Copy từ Facebook: Vũ Khanh cảm tác viết bài thơ này khi nhìn thấy vòng hoa mà Hoàng Lan Chi nói là Lan Chi nhờ bạn ở VN đem đến. Bài thơ thật dễ thương vì có ý nghĩa và ghép được tên một số nhạc phẩm của Nguyễn Văn Đông:

Khanh Vuquoc

Chút Lòng Tưởng Nhớ

Cách xa vời vợi nửa địa cầu
Xin tỏ lòng thành tưởng nhớ nhau
Chiều mưa biên giới miền lạc cảnh
Mấy dặm sơn khê đứng cúi đầu
Hải ngoại thương ca người nhạc sĩ
Sắc hoa màu nhớ tỏ lòng đau
Vọng gác đêm xuân xa vĩnh viễn
Hàng hàng lớp lớp trở về mau.

Categories: Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông | 1 Comment

Quỳnh Nguyễn- báo Tuổi Trẻ trong nước – Tin về Ns Nguyễn V ăn Đông – Feb 27, 2018

Từ sau năm 1975 ông sống ở ngôi nhà trên đường Nguyễn Trọng Tuyển, quận Phú Nhuận (TP.HCM).

Gần gũi nhất với gia đình nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông những ngày cuối cùng là vợ chồng ca sĩ Giao Linh. Vợ chồng ca sĩ Giao Linh là người phụ trách cáo phó, lo hậu sự cùng vợ của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông.

Vợ nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông cũng cho hay lâu nay nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông có mắc nhiều bệnh như thoái hóa khớp, tiểu đường, đau dạ dày và huyết áp không ổn định.

"Những bệnh đó tôi đều biết và gìn giữ được bởi tôi cũng vốn xuất phát trong ngành y, nhưng 12h trưa qua (26-2) thì ông phải nhập viện cấp cứu vì phù động mạnh chủ.
Đến 19h30 hôm qua thì ông ra đi vì vỡ động mạch chủ. Trước khi mất năm mười phút, ông vẫn rất tỉnh táo trò chuyện với tôi nhẹ nhàng" –
vợ nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông kể.

Linh cữu của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông được quàn tại tư gia (271A Nguyễn Trọng Tuyển, phường 10, quận Phú Nhuận, TP.HCM). Lễ động quan diễn ra vào 12h ngày 2-3 (nhằm ngày 15 tháng giêng Mậu Tuất), sau đó nhạc sĩ được hỏa táng tại Bình Hưng Hòa. Gia đình thông báo xin miễn chấp điếu, hoa quả.

Categories: Linh Tinh | 1 Comment

Trần Củng Sơn-Giã Biệt tác giả Chiều Mưa Biên Giới- Feb 26, 2018

Trần Củng Sơn

GIÃ BIỆT TÁC GIẢ CHIỀU MƯA BIÊN GIỚI NGUYỄN VĂN ĐÔNG

Được tin nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông vừa qua đời tại Sài Gòn tối Thứ Hai 26/2/2018 hưởng thọ 87 tuổi ( theo cách tính của truyền thống Việt Nam- ông sinh ngày 15-3- 1932 tại Sài Gòn ); lòng tôi bồi hồi nhớ tới người nhạc sĩ kính mến cùng những ký ức tuổi thơ của mình.

Lúc khoảng 10 tuổi, ôm cây ghi ta mò mẫm từng phím thì Chiều Mưa Biên Giới là một trong những bản nhạc đầu đời tôi khảy đàn. Bài nhạc có 2 dấu thăng, tông Re Trưởng, vừa khảy vừa hát theo lời ca. Thời đó đầu thập niên 60, Chiều Mưa Biên Giới nổi tiếng, nghe qua đài phát thanh Sài Gòn tiếp vận làn sóng cả nước, nghe các anh chị hát ngêu ngao và cho đến hôm nay lời ca và âm điệu của bài hát vẫn còn quen thuộc với nhiều người.

Xin ghi lại lời ca Chiều Mưa Biên Giới :

Chiều mưa biên giới anh đi về đâu? Sao còn đứng ngóng nơi giang đầu Kìa rừng chiều âm u rét mướt, Chờ người về vui trong giá buốt người về bơ vơ.Tình anh theo đám mây trôi chiều hoang,Trăng còn khuyết mấy hoa không tàn Cờ về chiều tung bay phất phới, Gợi lòng này thương thương nhớ nhớ, Bầu trời xanh lơ.

Điệp Khúc: Đêm đêm chiếc bóng bên trời,Vầng trăng xẻ đôi,Vẫn in hình bóng một người. Xa xôi cánh chim tung trời, Một vùng mây nước, Cho lòng ai thương nhớ ai. Về đâu anh hỡi mưa rơi chiều nay, Lưng trời nhớ sắc mây pha hồngĐường rừng chiều cô đơn chiếc bóng, người tìm về trong hơi áo ấm,Gợi niềm xa xăm.
Người đi khu chiến thương người hậu phương,Thương màu áo gởi ra sa trườngLòng trần còn tơ vương khanh tướng,Thì đường trần mưa bay gió cuốn,Còn nhiều anh ơi.

Xét về nét nhạc ( melody ) thì dễ nghe, có duyên, nhưng về lời ca thì thật là đặc biệt. Tả cảnh biên giới một chiều mưa nơi người lính chiến đang ở. Nỗi nhớ người yêu phương xa nhẹ nhàng với từ ngữ bay bỗng, lãng mạn pha chất kiêu hùng của người chiến sĩ nơi trận mạc. Còn thêm một chút triết lý “ lòng trần còn tơ vương khanh tướng, thì đường trần mưa bay gió cuốn”.

Trong khi nhạc ở miền Bắc thời đó dùng chữ “ Chiến khu” thì Nguyễn Văn Đông đưa chữ “ Khu chiến” vào bài hát; cũng là một nét độc đáo của Chiều Mưa Biên Giới.

Mời nghe lại tiếng hát Trần Văn Trạch với Chiều Mưa Biên Giới để cảm nhận cái hay của bài nhạc:

https://www.youtube.com/watch?v=WQGGGMEOcu8

Trần Văn Trạch – Chiều Mưa Biên Giới – Thu Âm Trước 1975

www.youtube.com

Trần Văn Trạch – Chiều Mưa Biên Giới – Thu Âm Trước 1975

Nhà phê bình âm nhạc Phạm Văn Kỳ Thanh từng nói với tôi rằng các bài hát của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông có tư tưởng lớn.

Một bài khác là Hải Ngoại Thương Ca nét nhạc trong sáng và có những câu chan chứa nỗi ước mơ lớn mạnh của dân tộc Việt Nam :

Một mùa thương kết muôn hoa lòng. Người về đây nối câu tâm đồng. Về cho thấy xuân hồng má em, Cho tình xưa thôi cách xa, Về chung mái nhà lá. Người về đây giữa non sông này. Hội trùng dương hát câu sum vầy. Về cho thấy con thuyền nước Nam, Đi vào mùa xuân mới sang, xa rồi ngày ấy ly tan.

Điệp khúc:
Tôi đi giữa trời bồi hồi, Cờ bay phấp phới vui ngày đoàn viên.
Vinh quang nước Việt đời đời, Anh dũng oai hùng vang danh thế giới. Mặc thời gian tóc pha đôi màu. Mặc đại dương sóng to mưa gào.
Đàn chim bé trong làn chớp xanh, Yêu trời tự do Á đông, thương về đồi núi xa xa.

Mời nghe Hải Ngoại Thương Ca với tiếng hát Hà Thanh:

https://www.youtube.com/watch?v=iPzWnLme7N0

Hải Ngoại Thương Ca (Nguyễn Văn Đông) – Hà Thanh pre 75

www.youtube.com

Hải Ngoại Thương Ca (Nguyễn Văn Đông) – Hà Thanh pre 75

Ngoài những bài tình ca chan chứa lý tưởng của một chàng trai theo nghiệp chiến binh như Sắc Hoa Màu Nhớ, Mấy Dặm Sơn Khê, nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông với bút hiệu Phượng Linh viết ca khúc Đoạn Tuyệt, dòng nhạc ngọt ngào và lời ca u buồn của một kẻ thất tình:

Một mai em có đi lấy chồng. Vòng tay ân ái thay hình bóng.
Xác pháo tươi hồng như trái tim, Êm ái trao lòng tôi vết thương. Em biết không em? Một mai đôi ngã xa cách rồi.
Người say duyên mới quên thề ước. Xin chiếc khăn nồng hương cố nhân, Đôi mắt em màu xanh ái ân để nhớ muôn đời.

Nước non còn đó, Người sao chóng quên bao lời thề xưa ước hẹn nhau. Bốn phương trời mây còn đâu nửa ngày vui xưa hoà khúc ca sum vầy. Nào ai lấy thước đo tấc lòng. Tình như mây khói trên làn sóng. Anh sẽ đi tìm trong lãng quên, Nhưng cố quên lại càng nhớ thêm. Vì trót yêu rồi.

Mời nghe bài Đoạn Tuyệt của Nguyễn Văn Đông với Thanh Tuyền:

https://www.youtube.com/watch?v=p0_aZXQmZnM

ĐOẠN TUYỆT | THANH TUYỀN | NGUYỄN VĂN ĐÔNG | NHẠC VÀNG TRƯỚC 75

www.youtube.com

. ================================================= Đăng ký kênh để nghe lại những bản Nhạc Vàng nổi tiếng NHẠC VÀNG THÂU THANH TRƯỚC 75 …

Mấy năm trước, nhạc sĩ Phan Anh Dũng, chủ trương Nguyệt San Cỏ Thơm trên Internet có đăng những bài viết về nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông và một số bài hát mới của ông về tình hình đất nước Việt Nam trong nguy cơ bị Tàu xâm chiếm Biển Đông. Điều này chứng tỏ dù tuổi đã cao, đã trải qua mười năm tù Cộng Sản sau năm 1975 vì là sĩ quan cấp tá của quân đội Việt Nam Cộng Hòa, nhưng Đại Tá Nguyễn Văn Đông vẫn mãi mãi là người nhạc sĩ có tâm tình nồng nàn với dân tộc với đất nước.

Mời nghe bài Trường Sa Lương Tri Thế Giới của Nguyễn Văn Đông:

https://www.youtube.com/watch?v=KV36KKafRj0

Trường Sa, lương tri Thế giới – Nguyễn Văn Đông – YouTube

www.youtube.com

This feature is not available right now. Please try again later.

Mời xem tiểu sử nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông rất đầy đủ do chính ông cung cấp cho đặc san Cỏ Thơm Magazine của nhạc sĩ Phan Anh Dũng ở Virginia.

http://cothommagazine.com/nhac1/NguyenVanDong/TieuSuNhacSiNguyenVanDong-Nov2017.pdf

Gọi phôn cho MC Trần Quốc Bảo, người có nhiều lần gặp gỡ nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông những năm sau này, thì anh nói rằng ngoài tài năng âm nhạc thì tác giả Chiều Mưa Biên Giới có một nhân cách đáng kính, nhất là trong thời gian 10 năm tù Cộng Sản 1975-1985. Khi ra tù về lại Sài Gòn thì nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông vẫn sống khép kín và sáng tác. Ông từ chối lời mời của các trung tâm băng nhạc hải ngoại và trong nước để xuất hiện trở lại trước công chúng.

Sự nghiệp âm nhạc của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông có một chỗ đứng rực rỡ trong vườn hoa âm văn nghệ của Việt Nam. Nét oai hùng của một vị đại tá Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa bàng bạc trong nhiều tác phẩm ca nhạc lãng mạn của ông. Đó là nét đặc biệt của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông mà bài hát Chiều Mưa Biên Giới tiêu biểu.

Một thời ở chung với nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn ở Canada, được nghe kể lại câu chuyện thi ca trong tù Cộng Sản có một anh làm thơ 4 câu như sau:

Buồn quăng hòn đá xuống giòng sông.

Nó vẽ to dần con số không.

Như mảnh đời dần rồi tan biến.

Chiều mưa biên giới Nguyễn Văn Đông.

Câu cuối bài thơ vì bí vận cho nên anh chàng này dùng chữ như vậy, nói lên sự nổi tiếng của bài hát. Và cũng vì thế mà bài thơ trở thành giai thoại.

Tôi vẫn định xin số phôn của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông để hỏi thăm và tìm hiểu về sự nghiệp sáng tác của ông; nhưng dần dà thời gian qua mau và ông đã từ giã nhân thế.

Xin bày tỏ sự ngưỡng mộ và thương tiếc về người nhạc sĩ tôi kính mến: Nguyễn Văn Đông- Chiều Mưa Biên Giới.

Nửa Khuya Ohio, mùa tuyết đổ 2018

Trần Củng Sơn

Categories: Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông | 1 Comment

SBTN-Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông đã từ trần- Feb 26, 2018

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông đã từ trần

1932-2018

SÀI GÒN – Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông là một tên tuổi lớn của nền văn nghệ ở miền Nam Việt Nam và là tác giả của Chiều Mưa Biên Giới, Phiên Gác Đêm Xuân, Khúc Tình Ca Hàng Hàng Lớp Lớp, Mấy Dặm Sơn Khê, Nhớ Một Chiều Xuân, và còn rất nhiều tác phẩm bất hủ khác được biết bao thế hệ khán thính giả yêu mến từ trước 1975 đến tận bây giờ.

Theo tin từ ca sĩ Giao Linh cung cấp cho tờ báo Thế Giới Nghệ Sĩ, ông đã trút hơi thở cuối cùng lúc 7 giờ 30 chiều thứ Hai, ngày 26 tháng Hai, 2018 tại Bệnh Viện Chợ Rẫy, Sài Gòn, hưởng thọ 86 tuổi.

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông sinh ngày 15 tháng Ba, 1932 tại Sài Gòn. Vào năm 1946, ông xin gia nhập trường Thiếu Sinh Quân Việt Nam. Đây là trường võ bị đầu tiên và lâu đời nhất của Việt Nam. Đó cũng là nơi đào tạo nhiều vị tướng lãnh tài ba của Quân Đội VNCH. Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông đã trải qua 5 năm học ở ngôi trường này. Và tại đó ông đã được học nhạc với những giáo sư người Pháp, những giảng viên của Viện Âm Nhạc Quốc Gia Pháp được cử về trường Thiếu Sinh Quân giảng dạy.

Nhờ sống trong một môi trường âm nhạc sôi động trong trường Thiếu Sinh Quân Việt Nam, nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông đã có dịp học sáng tác từ những giáo sư người Pháp. Kết quả là ông đã viết được những ca khúc đầu tiên ở tuổi 16 như Thiếu Sinh Quân Hành Khúc, Tạm Biệt Mùa Hè.

Sau đó ông gia nhập trường Võ Bị Sĩ Quan Vũng Tàu, tốt nghiệp năm 1952 với cấp bậc thiếu úy. Kế đó ông giữ chức vụ trung đội trưởng tại trường Võ Bị Đà Lạt, và tốt nghiệp năm 1953. Trong hai năm 1955 và 1956, ông phục vụ tại Phân Khu Đồng Tháp Mười trong chức vụ trung úy Trưởng Phòng Hành Quân.

Đến năm 1957, ông theo học khóa Chỉ Huy Và Tham Mưu tại Hawaii. Và cũng trong thời gian này ông cho ra đời nhạc phẩm Nhớ Một Chiều Xuân.

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông cho biết dù ông được học nhạc chính quy, nhưng âm nhạc chỉ là nghề tay trái. Ông chọn binh nghiệp là nghề nghiệp chính. Từ cấp bậc thiếu úy, nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông bước dần lên cấp bậc đại tá. Ông từng được nhận huy chương cao quí nhất của Việt Nam Cộng Hòa là Bảo Quốc Huân Chương vào giữa thập niên 1960.

Sau biến cố tháng Tư năm 75, nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông đã kết thúc cuộc đời binh nghiệp của mình trong tăm tối bằng 10 năm tù cải tạo. Lúc đầu ông bị đưa đi tù cải tạo tại trại Suối Máu. Sau đó, ông bị chuyển về nhà tù Chí Hòa cho đến khi được thả vào năm 1985. Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông cho biết ông đã rất đau buồn vì không được nhìn thấy mặt thân phụ lần cuối trong thời gian ông ở tù cải tạo.

Từ khi ông rời tù, sức khỏe không được mấy khả quan đến từ nhiều căn bệnh như đau bao tử, thấp khớp và nhất là cao huyết áp nên đã không còn cảm thấy hứng thú trong việc sáng tác ngoài một số bài viết trong khoảng hơn 30 năm nay. Ông không xin đi xuất cảnh theo diện H.O. Cho đến cuối đời, ông sống tại Phú Nhuận, Sài Gòn cùng với gia đình.
(Theo SBTN)

Categories: Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông | 1 Comment

RFA- Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông ra đi- Feb 26, 2018

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông (RFA/Màn hình YouTube).

SAIGON — Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông — một trong những nhạc sĩ nổi tiếng hàng đầu của miền Nam VN thời trước 1975 — đã từ trần tại Sài Gòn.

Ông nổi tiếng với nhiều ca khúc bất tử — như bản Chiều mưa biên giới, Hải ngoại thương ca, Nhớ một chiều xuân, Sắc hoa màu nhớ, Tình ca hàng hàng lớp lớp — và là một vị thầy âm nhạc đã giúp nhiều ca nhạc sĩ thành danh.

Bản thân nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông là một Đại tá quân lực VNCH, nhưng khuynh hướng sáng tác tập trung là tình ca, và sau đó là một số bản Thánh ca — trong đó, ông soạn lời Việt cho các ca khúc nổi tiếng như Ave Maria, Đêm Thánh Vô Cùng (Silent Night), Hồi chuông nửa đêm (Jingle Bells)…

Ca sĩ trình bày xuất sắc nhất các ca khúc của ông là Hà Thanh.

Các bản tin từ VN cho biết nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông từ trần vào đêm Thứ Hai 26/2/2018 tại Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.SG).

Theo Tự điển Bách khoa Mở, nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông sinh ngày 15/3/1932, ra đi ngày 26/2/2018, nguyên là một sĩ quan Bộ binh cao cấp của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, cấp bậc Đại tá. Ông xuất thân từ trường Thiếu sinh quân Quốc gia Việt Nam và sau đó là trường Võ bị Địa phương do Chính phủ Quốc gia mở ra tại miền Nam Việt Nam vào cuối thập niên 40 của thế kỷ trước. Ông còn là một Nhạc sĩ nổi tiếng trước năm 1975. Một số bút danh khác của ông là Phượng Linh, Phương Hà, Vì Dân và Đông Phương Tử.

Ông sinh ngày 15 tháng 3 năm 1932 tại quận Nhất, Sài Gòn, miền Nam Việt Nam trong một gia đình nguyên là một điền chủ lớn có nhiều ruộng đất ở Tây Ninh. Thiếu thời, do gia đình có điều kiện, ông học tại tư gia dưới sự hướng dẫn của thầy học. Sau ông theo học bậc Trung học tại trường Huỳnh Khương Ninh, Đa Kao. Năm 1945, Chính quyền Pháp đóng cửa trường Huỳnh Khương Ninh. Năm 1946, gia đình gửi ông vào trường Thiếu sinh quân Việt Nam ở Vũng Tàu, khi ấy ông mới 14 tuổi.

Thời gian tại trường Thiếu sinh quân Vũng Tàu, ông được học nhạc với các Giảng viên âm nhạc của Học viện Âm nhạc Quốc gia Pháp sang giảng dạy. Chỉ sau một thời gian ngắn, ông trở thành một thành viên của ban Quân nhạc Thiếu sinh quân, học cách sử dụng nhiều loại nhạc cụ khác nhau. Năm 16 tuổi, ông đã có những sáng tác đầu tay như "Thiếu sinh quân hành khúc", "Tạm biệt mùa hè"… Năm 19 tuổi, ông rời trường Thiếu sinh quân và được cấp Chứng chỉ tốt nghiệp tương đương với văn bằng Tú tài bán phần (Part I).

Cuối năm 1951, ông chính thức nhập ngũ vào Quân đội Quốc gia, được theo học khóa 4 trường Võ bị Địa phương Nam Việt Vũng Tàu, Tháng 10 năm 1952, mãn khóa tốt nghiệp Thủ khoa với cấp bậc Thiếu úy. Qua năm 1953, ông được cử đi học khóa huấn luyện "Đại đội trưởng" tại trường Võ bị Đà Lạt. Năm 1954, ông được gửi ra Hà Nội theo học khóa "Tiểu đoàn trưởng" tại Trung tâm Chiến thuật Hà Nội. Ra trường, ông được giữ chức vụ Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn Trọng pháo 553 và là Tiểu đoàn trưởng trẻ nhất của Quân đội Quốc gia khi mới 22 tuổi. Sau Hiệp định Genève 20/7/1954, di chuyển vào Nam ông được thăng cấp Trung úy, phục vụ tại Phân khu Đồng Tháp Mười với chức vụ Trưởng phòng Hành quân, dưới quyền Đại tá Nguyễn Văn Là.

Đầu tháng 11 năm 1955, ông chuyển biên chế sang Quân đội Việt Nam Cộng hòa, được cử kiêm nhiệm chức vụ Trưởng phòng 3 (Tác chiến) của Phân khu Đồng Tháp Mười. Năm 1956 ông tham gia Chiến dịch Thoại Ngọc Hầu do tướng Dương Văn Minh làm Tư lệnh, tướng Minh từng đến bắt tay ông tỏ lòng ngưỡng mộ. Cuối năm 1957, ông được cử đi du học khóa Chỉ huy tham mưu tại Tiểu bang Hawaii, Hoa Kỳ. Ngày Quốc khánh Đệ Nhất Cộng hòa 26 tháng 10 năm 1959, ông được thăng cấp Đại úy tại nhiệm.

Sau ngày Đảo chính 1/11/1963, ông được thăng cấp Thiếu tá và được chuyển về Bộ Tổng Tham mưu phục vụ ở Khối Lãnh thổ. Ngày Quân lực 19 tháng 6 năm 1968, ông được thăng cấp Trung tá phụ trách một Phòng trong Khối Lãnh thổ. Ngày Quốc khánh Đệ Nhị Cộng hòa 1 tháng 11 năm 1972, ông được thăng cấp Đại tá chuyển sang làm Chánh Văn phòng cho Tổng Tham mưu Phó. Ông đã ở chức vụ này cho đến cuối tháng 4 năm 1975.

Sau ngày 30 tháng 4, ông bị bắt đi Học tập cải tạo, bắt đầu từ trại Suối Máu, một thời gian sau, ông bị đưa về giam ở trại tù Chí Hòa cho đến khi được trả tự do vào năm 1985. Kể từ đó ông đã ngừng sáng tác nhạc. Ông không xin đi xuất cảnh theo diện H.O.

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông qua đời vào 19 giờ 30 phút ngày 26 tháng 2 năm 2018 tại Bệnh viện Chợ Rẫy, Thành phố Sài Gòn.

Ông đã từng nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực âm nhạc ở Sài Gòn trước 30 tháng 4 năm 1975. Trong thập niên 1950, ông nổi tiếng khi là Trưởng Đoàn văn nghệ Vì Dân với thành phần Ca nhạc sĩ tên tuổi như Mạnh Phát, Minh Kỳ, Hoài Linh, Thu Hồ, Quách Đàm, Minh Diệu, Khánh Ngọc và các nghệ sĩ danh tiếng như Kim Cương, Vân Hùng, Ba Vân, Bảy Xê, Trần Văn Trạch, diễn viên điện ảnh Trang Thiên Kim… Ông đã tổ chức và điều khiển các chương trình Đại nhạc hội tại Sài Gòn và khắp các tỉnh của Việt Nam Cộng hòa.

Từ năm 1958, ông là Trưởng ban Ca nhạc Tiếng thời gian của Đài Phát thanh Sài Gòn, gồm những danh ca, nhạc sĩ danh tiếng như Lệ Thanh, Hà Thanh, Minh Diệu, Khánh Ngọc, Mạnh Phát, Thu Hồ, Quách Đàm, Anh Ngọc… Năm sau ông là Trưởng ban tổ chức Đại hội thi đua Văn nghệ toàn quốc ở cấp Quốc gia, đã quy tụ trên 40 Đoàn Văn nghệ đại diện cho cả Miền Nam cùng tranh giải suốt 15 ngày đêm tại Sài Gòn. Ông cũng từng nhận giải Âm nhạc Quốc gia, một giải thường do Đệ Nhất Phu nhân Trần Lệ Xuân trao tặng.

Ông còn là Giám đốc hãng băng đĩa nhạc Continental và Sơn Ca, cộng tác với những nhạc sĩ tên tuổi như Lê Văn Thiện, Văn Phụng, Nghiêm Phú Phi, Y Vân… Hai cơ sở của ông cho ra đời nhiều chương trình tân nhạc cũng như cổ nhạc gồm các vở Tuồng và Cải lương. Chính ông là người đã tiên phong thực hiện album riêng cho từng ca sĩ mà trước đó chưa từng ai làm. Ông đã thực hiện loạt băng nhạc Sơn Ca nổi tiếng trong đó có Khánh Ly với băng nhạc Sơn Ca 7, Thái Thanh và Ban Thăng Long – Sơn Ca 10, Lệ Thu – Sơn Ca 9, Phương Dung – Sơn Ca 5 và 11, Giao Linh – Sơn Ca 6, Sơn Ca – Sơn Ca 8… và một số album riêng cho Trịnh Công Sơn.

Nhiều sáng tác của ông viết về chủ đề người lính Miền Nam thời đó. Nhạc phẩm "Phiên gác đêm xuân" được ông viết vào đêm 30 Tết năm 1956 khi gác phiên ở khu 9 Đồng Tháp Mười. "Chiều mưa biên giới" ra đời năm 1956 và nổi tiếng qua tiếng hát của Trần Văn Trạch. "Chiều mưa biên giới" và "Mấy dặm sơn khê" đã từng gây cho ông nhiều khó khăn khi bị Bộ Thông tin Việt Nam Cộng hòa ra quyết định cấm phổ biến vì lý do phản chiến vào năm 1961. "Khúc tình ca hàng hàng lớp lớp" nổi tiếng qua tiếng hát của Hà Thanh nhưng thường bị nhầm với nhạc phẩm Khúc tình Kinh Kha của Phạm Duy. Hà Thanh cũng chính là ca sĩ trình bày thành công nhất các nhạc phẩm của ông.

Ông còn có nhiều bút danh khác như Phượng Linh, Phương Hà trên một số nhạc phẩm tình cảm như "Khi đã yêu", "Thầm kín", "Niềm đau dĩ vãng", "Nhớ một chiều xuân"… Với bút danh Đông Phương Tử và Phượng Linh, ông đã viết nhạc nền và đạo diễn cho trên 50 vở tuồng, Cải lương nổi tiếng ở Miền Nam trước năm 1975 như Nửa đời hương phấn, Đoạn tuyệt, Tiếng hạc trong trăng, Mưa rừng…

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông ra đi, nhưng âm nhạc của ông sẽ sống mãi với dân tộc.

Categories: Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông | 1 Comment

Báo Người Việt- Ns Nguyễn Văn Đông tác giả “Chiều Mưa Biến Giới” qua đời- Feb 26, 2018

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông, tác giả ‘Chiều Mưa Biên Giới’, qua đời

February 26, 2018

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông (trái) cùng vợ và nhạc sĩ Trần Quốc Bảo chụp trước cửa tiệm Nhiên Hương năm 1996 (Hình: nhạc sĩ Trần Quốc Bảo cung cấp)

Ngọc Lan/Người Việt

WESTMINSTER, California (NV) – Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông, tác giả tình khúc nổi tiếng “Chiều Mưa Biên Giới”, vừa qua đời lúc 4 giờ 30 sáng Thứ Hai, ngày 26 Tháng Hai (tức 7 giờ 30 tối 26 Tháng Hai theo giờ Việt Nam) tại Bệnh viện Chợ Rẫy, Sài Gòn, hưởng thọ 85 tuổi.

Nhạc sĩ Trần Quốc Bảo, chủ nhiệm đặc san Thế Giới Nghệ Sĩ, xác nhận tin trên với phóng viên Người Việt.

“Tôi nhận được tin do ca sĩ Giao Linh từ Sài Gòn gọi sang cho hay. Giao Linh là học trò rất thân với thầy Nguyễn Văn Đông. Chị Giao Linh vào bệnh viện thăm thầy buổi trưa, vừa về vài tiếng thì nghe người nhà của thầy gọi cho biết là thầy qua đời,” nhạc sĩ Trần Quốc Bảo cho biết.

Cũng theo lời nhạc sĩ Trần Quốc Bảo, “Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông được đưa vào bệnh viện một vài ngày trước do khó thở, và vì những bệnh già chứ không phải bệnh tật gì nặng hết. Thế nên việc ông ra đi đột ngột khiến ai cũng bàng hoàng. Bản thân tôi cũng cảm thấy buồn quá!”

Theo Wikipedia, nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông sinh ngày 15 Tháng Ba, 1932 tại Sài Gòn, trong một gia đình nguyên là một điền chủ lớn có nhiều ruộng đất ở Tây Ninh

Ông nguyên là một sĩ quan Bộ binh cao cấp của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, cấp bậc cuối cùng là đại tá. Ông xuất thân từ trường Thiếu Sinh Quân Vũng Tầu và sau đó là trường Võ Bị Quốc Gia do Chính phủ Quốc gia mở ra tại miền Nam Việt Nam vào cuối thập niên 40 của thế kỷ trước.

Năm 1954, ông được gửi ra Hà Nội theo học khóa “Tiểu đoàn trưởng” tại Trung tâm Chiến thuật Hà Nội. Ông từng giữ chức vụ Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn Trọng pháo 553 và là Tiểu đoàn trưởng trẻ nhất của Quân đội Quốc gia khi mới 22 tuổi.

Cuối năm 1957, ông được cử đi du học khóa Chỉ huy tham mưu tại tiểu bang Hawaii, Hoa Kỳ.

Tháng 11, 1972, ông được thăng cấp Đại tá chuyển sang làm Chánh Văn phòng cho Tổng Tham mưu Phó. Ông đã ở chức vụ này cho đến cuối Tháng 4 năm 1975.

Ông bị bắt đi tù cải tạo 10 năm. Kể từ đó ông đã ngừng sáng tác nhạc. Ông không xin đi xuất cảnh theo diện H.O, mà ở lại Sài Gòn sống cùng vợ tại quận Phú Nhuận.

Trong thời gian ở trường Thiếu Sinh Quân Vũng Tàu, ông được học nhạc với các giảng viên âm nhạc của Học viện Âm nhạc Quốc gia Pháp sang giảng dạy. Năm 16 tuổi, ông đã có những sáng tác đầu tay như “Thiếu sinh quân hành khúc”, “Tạm biệt mùa hè”…

Trong thập niên 1950, ông nổi tiếng khi là Trưởng Đoàn Văn Nghệ Vì Dân với thành phần ca nhạc sĩ tên tuổi như Mạnh Phát, Minh Kỳ, Hoài Linh, Thu Hồ, Quách Đàm, Minh Diệu, Khánh Ngọc và các nghệ sĩ sân khấu danh tiếng như Kim Cương, Vân Hùng, Ba Vân, Bảy Xê, Trần Văn Trạch, diễn viên điện ảnh Trang Thiên Kim…

Từ năm 1958, ông là Trưởng ban Ca nhạc Tiếng thời gian của Đài Phát thanh Sài Gòn, gồm những danh ca, nhạc sĩ danh tiếng như Lệ Thanh, Hà Thanh, Minh Diệu, Khánh Ngọc, Mạnh Phát, Thu Hồ, Quách Đàm, Anh Ngọc…

Ông còn là Giám đốc hãng băng đĩa nhạc Continental và Sơn Ca, cộng tác với những nhạc sĩ tên tuổi như Lê Văn Thiện, Văn Phụng, Nghiêm Phú Phi, Y Vân…

Vợ chồng nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông (ngồi) chụp tại tư gia của ông năm 2014 cùng các ca sĩ Giao Linh, Phương Hồng Quế, Trang Thanh Lan, Phương Hồng Ngọc, Kim Anh , Michael, nhạc sĩ Trần Quốc Bảo (Hình: nhạc sĩ Trần Quốc Bảo cung cấp)

Nhiều sáng tác của ông viết về chủ đề người lính Việt Nam Cộng Hòa thời đó, như nhạc phẩm “Phiên gác đêm xuân” được ông viết vào đêm Ba Mươi Tết năm 1956 khi gác phiên ở khu 9 Đồng Tháp Mười, “Chiều mưa biên giới” ra đời năm 1956 và nổi tiếng qua tiếng hát của Trần Văn Trạch…

Ông còn có nhiều bút danh khác như Phượng Linh, Phương Hà trên một số nhạc phẩm tình cảm như “Khi đã yêu”, “Thầm kín”, “Niềm đau dĩ vãng”, “Nhớ một chiều xuân”…

Với bút danh Đông Phương Tử và Phượng Linh, ông đã viết nhạc nền và đạo diễn cho trên 50 vở tuồng, cải lương nổi tiếng ở Miền Nam trước năm 1975 như Nửa đời hương phấn, Đoạn tuyệt, Tiếng hạc trong trăng, Mưa rừng…

Về gia đình riêng của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông, theo nhạc sĩ Trần Quốc Bảo thì “Hầu như những người thân đều biết cô Nguyệt Thu là vợ của thầy Đông. Hai thầy cô lấy nhau từ khi nào thì không rõ nhưng chắc chắn một điều là sau khi thầy ra khỏi tù cải tạo năm 1985, cô Thu một tay quán xuyến một cửa hàng bán bánh mì, giò chả tên Nhiên Hương tại nhà đường Nguyễn Trọng Tuyển, Phú Nhuận, và lo lắng chăm sóc cho thầy không rời nửa bước.”

“Với thầy Đông, tôi chỉ biết nói rằng tôi kính phục ông nhất hai điểm, đó là tài hoa và tư cách,” nhạc sĩ Trần Quốc Bảo cảm nhận.

Chủ nhiệm đặc san Thế Giới Nghệ Sĩ nói thêm, “Được biết, do không có con cháu, nên trong cáo phó của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông có ghi ‘không nhận vòng hoa, phúng điếu’ vì sợ sau này không có người trả lễ.” (Ngọc Lan)

Categories: Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông | 1 Comment

Trần Củng Sơn- Một giai thoại về ” Chiều Mưa Biên Gi ới) Feb 27, 2018

Gọi phôn cho MC Trần Quốc Bảo, người có nhiều lần gặp gỡ nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông những năm sau này, thì anh nói rằng ngoài tài năng âm nhạc thì tác giả Chiều Mưa Biên Giới có một nhân cách đáng kính, nhất là trong thời gian 10 năm tù Cộng Sản 1975-1985. Khi ra tù về lại Sài Gòn thì nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông vẫn sống khép kín và sáng tác. Ông từ chối lời mời của các trung tâm băng nhạc hải ngoại và trong nước để xuất hiện trở lại trước công chúng.

Sự nghiệp âm nhạc của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông có một chỗ đứng rực rỡ trong vườn hoa âm văn nghệ của Việt Nam. Nét oai hùng của một vị đại tá Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa bàng bạc trong nhiều tác phẩm ca nhạc lãng mạn của ông. Đó là nét đặc biệt của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông mà bài hát Chiều Mưa Biên Giới tiêu biểu.

Một thời ở chung với nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn ở Canada, được nghe kể lại câu chuyện thi ca trong tù Cộng Sản có một anh làm thơ 4 câu như sau:

Buồn quăng hòn đá xuống giòng sông.

Nó vẽ to dần con số không.

Như mảnh đời dần rồi tan biến.

Chiều mưa biên giới Nguyễn Văn Đông.

Câu cuối bài thơ vì bí vận cho nên anh chàng này dùng chữ như vậy, nói lên sự nổi tiếng của bài hát. Và cũng vì thế mà bài thơ trở thành giai thoại.

Tôi vẫn định xin số phôn của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông để hỏi thăm và tìm hiểu về sự nghiệp sáng tác của ông; nhưng dần dà thời gian qua mau và ông đã từ giã nhân thế.

Xin bày tỏ sự ngưỡng mộ và thương tiếc về người nhạc sĩ tôi kính mến: Nguyễn Văn Đông- Chiều Mưa Biên Giới.

Nửa Khuya Ohio, mùa tuyết đổ 2018

Trần Củng Sơn

Categories: Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông | 1 Comment

Blog at WordPress.com.